Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề nêu trên là cần thiết, nhằm đưa ra biện pháp phòng trừ kịp thời, giảm thiểu những tác động có hại, góp phần phát triển chăn nuôi vịt theo hướng bền vững. Với tính cấp thiết đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép TS. Nguyễn Đức Tân tại Phân viện Thú y miền Trung thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, dịch tễ học bệnh sán lá sinh sản trên vịt tại một số tỉnh Nam Trung Bộ và đề xuất biện pháp phòng trị” trong thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2018 tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh sán lá sinh sản trên vịt khá phổ biến ở các tỉnh Nam Trung Bộ, tỷ lệ nhiễm trên vịt là 30,41%. Bệnh phân bố khắp các vùng, miền, các giống vịt, nhóm tuổi, hình thức chăn nuôi. Bệnh do 2 loài sán lá thuộc giống Prosthogonimus gây ra, là P.cuneatus và P. ovatus.
Vòng đời sán lá sinh sản ở vịt qua 2 vật chủ trung gian: Vật chủ trung gian thứ nhất là ốc Bithynia siamensis, vật chủ trung gian thứ 2 là ấu trùng chuồn chuồn ngô (O. sabina, O. ferruginea, D. trivialis). Thời gian mầm bệnh phát triển ở ngoài môi trường là 10 - 16 ngày; ở vật chủ trung gian thứ nhất là 13 - 25 ngày; ở vật chủ trung gian thứ 2 là 6 - 8 ngày. Vịt bị bệnh sán lá sinh sản do ăn phải ấu trùng chuồn chuồn hoặc chuồn chuồn chứa nang kén sán. Thời gian mầm bệnh phát triển ở vịt từ 19 - 25 ngày.
Ảnh: Các giai đoạn phát triển của sán lá sinh sản trong cơ thể vịt (100x) (a: Ấu trùng sán lá sinh sản sau 4 giờ gây nhiễm; b: 1 ngày; c: 2 ngày; d: Sán non sau 5 ngày; e: 7 ngày; f: 9 ngày; g: 15 ngày (40x); h: Sán trưởng thành sau 19 ngày (40x); i: Sán ký sinh trong túi fabricius (15 ngày); j: Sán ký sinh trong ống dẫn trứng (19 ngày).
Thông qua nghiên cứu, đề tài đã xây dựng được quy trình chẩn đoán và quy trình phòng trị bệnh sán lá sinh sản ở vịt và đã được công nhận là Tiến bộ kỹ thuật, bao gồm các bước:
- Chẩn đoán dịch tễ học: Bệnh phân bố khắp các vùng, miền: núi, trung du, đồng bằng, nhất là những nơi có nhiều ao, hồ, đầm ruộng, vũng nước… Ở mọi lứa tuổi vịt đều nhiễm sán.
- Chẩn đoán lâm sàng: Vịt giảm đẻ, trứng vỏ mỏng, trứng không có vỏ vôi; hậu môn có nhiều chất dịch, niêm mạc màu đỏ, vịt đẻ có hiện tượng sa hậu môn…
Bệnh tích: Buồng trứng bị viêm hoặc viêm dính xoang bụng; ống dẫn trứng và túi fabricius viêm, sưng, xung huyết và xuất huyết; bên trong ống dẫn trứng có nhiều dịch và cặn bã đặc, màu trắng xám,…
- Chẩn đoán trong phòng taksim escort thí nghiệm: Xét nghiệm phát hiện trứng sán trong phân bằng phương pháp lắng cặn.
Phòng bệnh: Diệt trứng sán ở ngoài môi trường bằng iodine 2% và cloramin B 1,25%. Định kỳ tẩy sán cho vịt bằng thuốc fenbendazol (liều 16 mg/kg P) hoặc praziquantel (liều 10 mg/kg P). Dùng 1 liều duy nhất.
Trị bệnh: Tẩy sán bằng thuốc fenbendazole (liều 16 mg/kg P) hoặc praziquantel (liều 10 mg/kg P), dùng 2 liều cách nhau 24 giờ. Sử dụng kháng sinh chống nhiễm khuẩn buồng trứng, ống dẫn trứng, túi fabricius. Dùng thuốc bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng (Các loại vitamin, Bcomplex...)./.
Nguồn: mard.gov.vn